BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73362)
(Xem: 62246)
(Xem: 39434)
(Xem: 31178)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Tình hình Tôn Giáo, Dân Chủ và Nhân Quyền tại Việt Nam

24 Tháng Giêng 200712:00 SA(Xem: 779)
Tình hình Tôn Giáo, Dân Chủ và Nhân Quyền tại Việt Nam
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00

Thành quả hoạt động đòi hỏi dân chủ nhân quyền tại quốc nội một năm qua


Trước hết tôi xin được nói về những thành quả đã đạt được tại quốc nội trong năm qua, một năm mà chúng ta có thể gọi là năm bản lề vì có nhiều hoạt động dân chủ so với các năm trước.
  • Ngày 18-2, 11 công nhân VN đưa ra yêu sách 8 điểm đòi các quyền của Công nhân.
     

  • Ngày 20-2, 4 linh mục Công giáo quốc nội ra Lời Kêu gọi cho Quyền Tự do Thông tin ngôn luận.
     

  • Ngày 19-3 , 118 nhà dân chủ quốc nội ra Lời Kêu gọi cho quyền công nhân tại Việt Nam, đáp ứng và hỗ trợ Yêu sách 8 điểm của 11 Công nhân việt Nam trước đó .
     

  • Ngày 27-3, Hòa thượng Thích quảng Độ phát Lời Kêu gọi Cứu nguy Công nhân và Nhân dân lao động VN.
     

  • Ngày 28-3, Hội trưởng Phật giáo Hòa Hảo Lê Quang Liêm ra Lời Kêu gọi triệt để ủng hộ Công nhân và Nhân dân lao động VN.
     

  • Ngày 08-4, Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho VN ra đời với quốc nội. Tiếp bước, nhiều người khác trong lẫn ngoài nước đã lần lượt ký tên tham gia, làm thành Khối 8406. Nhiều chỉnh khách quốc tế cũng lên tiếng ủng hộ hay bảo trợ. Cho đến nay, Khối 8406 đã qui tụ được 2.158 Chiến sĩ Dân chủ Hòa bình quốc nội gần 4.000 ở hải ngoại chính thức ký tên cá nhân, hàng vạn Công dân quốc nội lẫn hải ngoại ghi danh tập thể. 172 Nghị sĩ Dân biểu, Chỉnh khách, Nhân sĩ các Nước kỷ tên ủng hộ và bảo trợ.
     

  • Ngày 15-4 , tờ báo in độc lập, không giấy phép đầu tiên trong chế độ CSVN là bán nguyệt san Tụ Do Ngôn Luận ra mắt và phát tặng đồng bào quốc nội. Cho tới nay đã được 18 số (32 trangA4) với số lượng 10 ngàn bản mỗi sô (chưa kể những tài liệu lẻ nhiêu gấp 3 lần). BNS này cũng lưu hành trên mạng.
     

  • Ngày 01-6, nguyên Tổng Thư ký Đảng Dân Chủ Việt Nam tuyên bố phục hoạt Đảng và cách tân thành đảng kiếu mới triệt để là Đảng Dân chủ Thể kỷ 21 .
     

  • Ngày 20-6, Khối 8406 đưa ra 10 Điều kiện cơ bản thiết yếu để cuộc Bầu cử Quốc hội 2007 được đa đảng, tự do, dận chủ thực sự, khỏi bị toàn Dân Việt tẩy chay.
     

  • Ngày 22-8, Khối 8406 công bố Tiến trình Dân chủ hóa VN gồm 4 giai đoạn & 8 bước. Đã thực hiện được phần cơ bản của 2 giai đoạn đầu (sử dụng quyền Tự do Ngôn luận làm nền tảng cho các Nhân quyền khác; phục hoạt thành lập và phát triển các Chính đảng Dân chủ không Cộng sản ) và đang chuẩn bị tiến hành giai đoạn 3 (soạn thảo Hiến pháp lâm thời mới và trưng cầu ý dân).
     

  • Ngày 02-09, Tập san Tự do Dân chủ ra đời (phát hành trên giấy và lưu hành trên mạng) ; cho đến nay đã được 5 số.
     

  • Ngày 08-9, Đảng Thăng Tiến Việt Nam công bổ tự thành lập tại Việt Nam, trực diện đấu tranh bất bạo động với đảng CSVN dựa trên tinh thần và các văn kiện nền tảng của Khối 8406 .
     

  • Ngày 15-9 (kỷ niệm 50 năm Nhân văn Giai phẩm), Bán nguyệt san Tổ Quốc ra đời (cũng phát hành trên giấy và lưu hành trên mạng); cho đến nay đã được 8 số.
     

  • Ngày 16-10, Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam hình thành qua Tuyên Bố Thành Lập Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc Đấu Tranh Vì Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền ) .
     

  • Ngày 20-10, Công Đoàn Độc Lập Việt Nam được thành lập Ngày 21-10, uỷ Ban Tự Do Tôn Giáo Việt Nam ra mắt.
     

  • Ngày 27-10, Hội ái hữu Tù nhân Chỉnh trị và Tôn giáo VN chào đời.
     

  • Ngày 30-10, thành lập Hiệp Hội Đoàn Kết CÔNG-NÔNG Việt Nam.
     

  • Ngày 4- 11 , Hòa thượng Thích Quảng Độ được trao giải Nhân quyền Rafto năm 2006.
     

  • Ngày 25-11, Khối 8406 đã phát động "Ngày Dân chủ cho Việt Nam : mỗi tháng ngày 01 và 15 là Ngày Toàn Dân mặc áo trắng" Chiến dịch này đang được sự hưởng ứng rộng rãi từ cả hải ngoại. Ngày 09-12, Hội Dân Oan được thành lập.
     

  • Ngày 10-12, Uỷ ban Nhân quyền Việt Nam, được thành lập. Ngoài ra cònít hàng ngàn cuộc biểu tình khắp cả nước của các công nhân đòi những quyền lợi chính đáng - cho người lao động và của các nông dân hay thị dân bị cướp đất đai nhà cửa đòi lại các tài sản của mình.
    Tất cả những sự kiện trên cho thấy mọi thành phần trong xã hội đều đứng lên đấu tranh trong sụ phối hợp, liên kết quốc nội với nhau. Ngoài ra còn liên kết quốc nội với hải ngoại, người Việt với người ngoại quốc. Tuy nhiên, những khó khăn trở ngại mà các nhà dân chủ phải đương đầu không thiếu. Từ phía nhà cầm quyền CS là việc theo dõi hay ngăn chận sự đi lại, sự liên lạc qua bưu thư, điện thư, điện thoại, điện mạng, việc sách nhiễu bằng dọa dẫm, gọi thẩm vấn đem ra đấu tố, cho côn đồ hành hung, giam cầm ngắn ngày hoặc dài ngày, việc vu khống, bôi nhọ qua các phương tiện thông tin hiện đại, việc phong tỏa kinh tế (đuổi khỏi sở làm, phá hoại kinh doanh, việc áp lực lên giá đình ép thân nhân ngăn cản, dọa đuổi học con cái) hoặc lên thẩm quyền bề trên (nếu là nhà tu hành).Từ phía các nhà đấu tranh là khó có thể gặp nhau đông đảo để bàn luận, là chưa thống nhất lập trường đấu tranh hoàn toàn (đòi dân chủ đa nguyên, .nhưng người thì còn tôn trọng hay thần tượng hóa Hồ Chí Minh, người thì muốn xóa bỏ di sản và vạch trần bộ mặt của nhân vật này), là chưa quảng bá sâu rộng tiếng nói và hoạt động của mình giữa quần chúng nhân dân (báo in và báo mạng vẫn chỉ đến được với một thiểu số, chưa phát triển khối, hội, đảng. . . là bao), đôi khi còn tranh chấp nhau vì tính khí hay tham vọng...Các hình thức liên kết vẫn còn lỏng lẻo, kể cả trong trường hợp đảng phái chính trị. Từ phía quần chủng là đa số vẫn còn thờ ơ (chỉ lo làm ăn), bất biết (không thấy được tình hình đấu nước hay chẳng rõ các quyền lợi của mình), e ngại (sợ phạm chính trị), muốn an thân (đấu tranh thì dễ gặp rắc rối), chờ thời (mong người khác làm mình hưởng hay ảo tưởng thời cuộc sẽ tự nhiên thay đổi.

    Lãnh vực tôn giáo


    Trong lãnh vực tôn giáo nói chung, thì các thành quả đâu tranh cho dân chủ nhân quyền và tự do tôn giáo không thấy ở bề nổi mà phải nhìn ào chiều sâu. Nghĩa là bên ngoài các tôn giáo vẫn tiếp tục bị bách hại, các quyền lợi tinh thần lẫn vật chất của ( tôn giáo vẫn chưa được trả lại hay chưa được công nhận, pháp lệnh tôn giáo với bao ràng buộc vẫn còn đó, à các thành phần quốc doanh, công cụ trong tôn giáo vẫn tiếp tục lũng đoạn

    Tuy nhiên, sự dấn thân, lòng hy sinh, đức can đảm, chí kiên trì của nhiều thành viên bất khuất trung thành trong giới lãnh đạo cũng như giới tín hữu cụ thể nơi các Giáo hội không Công giáo) là những tấm gương sáng chinh phục được nhiều kẻ ở bên ngoài đạo (có tác dụng truyền giáo, hoàng pháp), gây cho quốc tế lòng khâm phục (bằng chứng là giải Rafto), cũng như khiến người của chế độ (chủ mưu lẫn thừa hành) phải nể phục và đó là mầm mống gây ra sự chuyển biến âm thầm trong họ.

    Riêng nơi Giáo hội Công giáo, thành quả đấu tranh cho dân chủ nhân quyền và tự do tôn giáo dưới dạng gương chứng nhân anh hưởng ngôn sứ, uy tín tinh thần. . . thì phải nói là còn khiêm tốn.

    Trong thập niên 90 của thế kỷ trước và những năm đầu thế kỷ này, không có vị lãnh đạo cao cấp nào của Giáo Hội bị tù tội hay hành hạ vì đức tin (như nơi các Giáo hội khác). Các Thư Chung thường niên của Hội đồng GMVN bị gọi là "thư chung chung" . Ít có lời phát biểu nào của các Giám mục gây tiếng vang hay chấn động khiến nhà cầm quyền đàn áp phải chột dạ và quần chúng bị đàn áp được ủi an hay được trả lại công lý.

    Bức thư của Hội nghị GM năm 2006 gởi cho nhà cầm quyền về các vấn đề xã hội thì vẫn còn là một bí mật đối với mọi người, thành thử khó phát huy tác dụng và gây dựng được tinh thần. Cho tới bây giờ, trong cơ cấu của Hội đồng Giám mục VN, vẫn chưa có ban Công lý Hòa bình để thường xuyên nghiên cứu vô số chuyện vi phạm công lý trong xã hội, và chức phát ngôn nhân để cấp thời lên tiếng về những vụ việc luân lý làm dư luận xôn xao. Tuy nhiên, ở các thành phần cấp dưới, thì sự đấu tranh cho công lý của một số linh mục và một số xứ đạo hay dòng tu cũng góp phần làm cho khuôn mặt chứng nhân của Giáo hội được phần nào sáng rõ.

    Tư thế của đảng CSVN sau khi được vào WTO


    Đại hội 10 cho thấy đảng CSVN vẫn quyết tâm duy trì con đường chuyên chế độc tài độc đảng qua việc bỏ ngoài tai bao kiến nghị về dân chủ đa nguyên của những người tâm huyết trong lẫn ngoài đảng, trong lẫn ngoài nước và qua việc đưa những thành phần bảo thủ, cuồng tín sinh bạo lực vào các chức vụ lãnh đạo trong đảng (vào nhóm ủy viên trung ương và bộ chính trị, mà thành phần công an và quân đội chiếm ưu thế hơn thành phần ngoại giao). Điều đó chứng tỏ đảng CS thấy quyền lực mình bị lung lay uy tín mình bị sa sút và cái "tư tưởng xã hội chủ nghĩa" chẳng còn thu phục được ai.

    Thành ra đảng quyết dùng bạo lực đế củng cố cái ghế của mình. Hội nghị APEC 16 đã phơi bày bộ mặt xảo trá và thái độ nước đôi của nhà cầm quyền CSVN:

  • bên ngoài thì thơn thót nói cười với quốc tế vung hàng núi tiền để đãi khách (riêng việc xây Trung tâm Hội nghị Quốc gia đã tốn hết 267 triệu đô la vay mượn), tiêu xài xả láng cho một hội nghị nặng phần trình diễn hơn là hữu hiệu thực sự;
     

  • bên trong thì một là cấm cản người dân tiếp xúc, lên tiếng, bày tỏ vời thế giới những khát vọng và đòi hỏi về nhân quyền dân chu, hai là tìm mọi cách che giấu các tệ nạn và thảm trạng của chế độ như giam nhốt người vô gia cư, trẻ bụi đời, dân khiếu kiện, tạm thời hạ các bức tường lửa trên mạng intemet, nương tay chút ít cho các tôn giảo, ra lệnh cho báo giới công cụ bốc thơm chế độ và các lãnh đạo.
    Chính giới và báo giới quốc tế tham dự hội nghị APEC đã nhận ra điều này nên đã có nhiều lời nói mai mỉa và nhiều bài viết lật tẩy. Cuộc tiếp xúc với báo giới quốc tế cũng giúp báo giới quốc nội thấy rõ hơn những quyền lợi và nghĩa vụ đích thực của nghề làm báo (thành thử liền sau APEC, thủ tướng CS Nguyễn Tấn Dũng đã ra chỉ thị 37 nhằm đưa báo giới vào lại tròng). Sau khi VN gia nhập WTO, chế độ và đảng CS sẽ tha hoá dữ dội vì những lý do sau đây:1- Việc gia tăng đầu tu, buôn bán với nước ngoài và việc trao đồi hai chiều thông tin- giáo dục-văn hoá (tức lá phát triển kinh tế thị trường đích thực) sẽ giết chết nền độc tài.2- Việc đẩy mạnh cải cách luật phap, hành chanh cho phù hợp với luật lệ quốc tế sẽ giúp thoát khỏi ách đảng trị.3- Việc thành lập công đoàn tự do độc lập sẽ được quốc tế ủng hộ, bởi lẽ giao thiệp thẳng với đại diện của công nhân thì các công ty đa quốc, các đại tổ hợp thương mại sẽ có lợi hơn, và như thế là gỡ bỏ sự khống chế của công đoàn nhà nước công cụ.4- Việc gia tăng nạn cướp đất đai ruộng vườn của dân để giao cho giới tư bản sẽ khiến dân oan vùng lên càng mạnh, áp lực lên những đại biểu quốc hội để biến quốc hội thành diễn đàn khiếu nại của nhân dân. Đó là những cái hại cho CS.

    Tuy nhiên, vẫn có thể xảy ra trường hợp ngược lại.

    *Một là công nhân không có phương tiện bảo vệ mình. Lý do là để khai thác công nhân rẻ, các công ty nước ngoài sẽ đầu tư vào các lãnh vực cần nhiều sức lao động mà chẳng màng đến quyền lợi của công nhân. Do sự cẩu kết giữa các đại diện công đoàn nhà nước ở địa phương, các ban bộ nhà nước ở trung ơng với các tập đoàn kinh tế nước ngoài, công nhân sẽ bị bóc lột nặng nề và không được hưởng nhiều lợi ích từ sự hội nhập kinh tế.

    *Hai là lợi nhuận tù nền kinh tể hội nhập sẽ tập trung vào thiểu sồ cai trị. Do sự liên kết kiểu băng đảng giữa các quan chức và các nhà tư bản đỏ mới, nông dân và giới sản xuất tư nhân nhỏ sẽ bị thiệt thòi khi bán sản phẩm của mình và mua nguyên vật liệu. Cả đất đai của nông dân tại một số vùng cũng bị giới quan chức tìm cách quy hoạch, giải toả rồi cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê. Việc giải tư các xí nghiệp quốc doanh hiện nay đang nằm trong tình trạng tư hữu hóa cách hoang dã, âm thầm sang nhượng, thiếu cơ chế kiểm soát. Hậu quả là tài sản quốc gia trở thành tài sản riêng của thành phần đang nằm quyền.

    * Ba là việc tàn phá môi sinh sẽ để lại hậu quả cho nhiều thế hệ. Nhiều dấu hiệu cho thấy nhà cầm quyền CSVN sẽ đi theo con đường phát triển bất cần môi sinh như tại Trung Quốc để kiếm lợi trước mặt. Phía các hãng xưởng ngoại quốc, ngoài giá nhân công rẻ, việc xả chất thải công nghiệp thoải mái là những yếu tố thu hút họ đầu tư vào Việt Nam. Từ đó sông rạch bị ô nhiễm, đất đai bị mưa axỉt, nước sạch không đủ để uống khiến nhiều chứng bệnh hiểm nghèo phát sinh, lan tràn và truyền sang các thế hệ kế tiếp.

    * Bốn là do chủ trương nắm độc quyền và phục vụ thiểu số cai trị, đảng Cộng sản tiếp tục ngăn cản VN tiến lên, sẽ đưa ra các chính sách kềm hãm đất nước hội nhập trọn vẹn để đón nhận những lợi ích từ nền kinh tế toàn cầu. Và đó là những cái hại cho đất nước.

    Việc tự do ngôn luận ở Việt-Nam như thế nào đối với chỉ thị 37.


    Chỉ thị 37 bộc lột chủ trương cố hữu của đảng và nhà nước CS là chà đạp lên chính quốc pháp và công pháp, chà đạp lên các cam kết và hứa hẹn với quốc tế một cách thản nhiên, hầu bảo vệ quyền lực của mình đến cùng. CS biết rõ rằng tự do ngôn luận là linh hồn và khởi điểm của mọi tự do và bí mật thông tin là chỗ dựa vững chắc và tối hậu của đảng. Do não trạng luôn tin vào sự hữu hiệu của bạo lực và lừa gạt CS cố tìm cách giữ cho quả bóng bí mật thông tin này khỏi lủng thêm, khỏi xì thêm với những miếng băng keo như Thông báo kết luận số 41 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 37 của Nguyễn Tấn Dũng và mới đây nhất là Đề án quản lý điện thoại di động của Bộ Bưu chính Viễn thông (chưa kể 23 văn kiện về báo chí trước đây, kể từ Luật báo chí ngày 28-12-1989 đến Nghị định 56 ngày 06-06-2006).

    Tuy nhiên, với việc phát triển nhanh chóng và phô biến rộng rãi các kỹ thuật truyền thông hiện đại, với sự lụi tàn của lòng sợ hãi, sự trỗi dậy của ý thức dân chủ và sự vươn lên của khát vọng tự do nơi người dân trong nước, với sự hỗ trợ thông tin nhiệt tình của đồng bào ngoài nước, chủ trương kiếm soát và bưng bít thông tin của CS là một chủ trương mù quáng, ngu xuẩn, tai hại và vô hiệu.

    Giả như mai ngày guồng máy công an trị của chế độ xuống tay truy diệt tờ Tự Do Ngôn Luận bằng cách thẩm vấn buộc tội ban biên tập, tịch thu máy móc của tòa soạn, sách nhiễu hăm dọa các nhân viên cũng như các độc giả.... thì chúng tôi sẽ phản ứng như sau:

    1- Ban biên tập sẽ không trả lời mọi cuộc hạch hỏi của công an, tranh cãi về luật báo chi với cơ quan thông tin văn hóa, vì chúng tôi khẳng định ngay từ đầu: đó là một nhân quyền và dân quyền, chẳng có lý do gì để xin phép nhà nước cho làm báo cả!

    2- Chúng tôi sẽ không nộp một đồng tiền phạt nào, sẽ không ký vào biên bản tịch thu máy móc nào, vì chúng tôi quan niệm đó là hành vi ăn cướp . Không một nạn nhân nào ký vào "biên bản lấy đồ" của một bọn cướp, một đảng cướp cả! Hơn nữa, với. kinh nghiệm, chúng tôi biết rằng hiếm có phương tiện máy móc sách vở nào của các nhà dân chủ rơi vào tay công an mà được chúng trả lại.

    3- Chúng tôi quyết tâm tạo lại phương tiện để tiếp tục làm báo bất chấp mọi khó khăn và hăm dọa, sẽ duy trì tờ TDNL cho đến khi nào chế độ CS độc tài chuyên chế bị tiêu diệt tại VN.

    4- Nếu bị bắt vào tù, chúng tôi sẽ im lặng trong mọi cuộc hỏi cung và trước tòa án cộng sản, vì chúng tôi không thừa nhận tính cách hợp pháp và hợp lý của việc giam giữ và xét xử của nhà cầm quyền CS. Và nếu cần thiết, chúng tôi sẽ tuyệt thực để phản đối.

    5- Chúng tôi sẽ nhờ bạn hữu trong hay ngoài nước tiếp tục ấn hành tờ Tự do Ngôn luận trong thời gian chúng tôi ở tù Ra từ, chúng tôi sẽ lại tiếp tục khẳng định và sử dụng quyền tụ do ngôn luận, tự do báo chí của chúng tôi

    Báo chí trong và ngoài nước nghĩ gì về chỉ thị 37 sau khi một số báo trong nước bị phạt hành chánh


    Từ cả thập niên nay, báo giới trong nước được tiếp xúc nhiều với báo giới ngoài nước, hoặc qua việc ra nước ngoài tu nghiệp và tác nghiệp, hoặc qua việc tiếp cận với hàng trăm hàng ngàn ký giả ngoại quốc đến VN, đặc biệt nhân các hội nghị quốc tế VN đăng cai tổ chức, hoặc đơn giản qua intemet. Ngoài ra, báo chi cũng ngày càng thấy mình có vai trò quan trọng trong xã hội, càng được dân chúng yêu mến khi phản ảnh những tệ nạn trong xã hội gây ra do chính cơ chế của đảng và của nhà nước CS.

    Nay bị Chỉ thị 37 của một thiểu số bảo thủ cầm quyền trói tay và siết cổ, họ đương nhiên phản ứng mạnh mẽ. Chỉ xin trích vài ý kiến tiêu biểu. Khi được hỏi: "Nhìn lại lịch sử báo chí VN trước năm 1945, trong thời kỳ Pháp thuộc, VN khi đó cũng là nước lạc hậu nhưng đã có báo chỉ tư nhân rồi. Vậy tại sao bây giờ VN lại không có, không lẽ VN còn lạc hậu hơn xưa? "

    Nhà báo Phan Thể Hải trả lời: "Đây là một bước lùi của lịch sử! Tôi cũng không tan thành chuyện đó Tôi thấy nhiều người cũng nói về chuyện này, tôi cho rằng nếu có báo chí tư nhân thì cũng tốt hơn"

    -"Anh mong muốn VN có báo chí tư nhân?"

    -"Tôi mong quá đi chứ? Tôi rất mong. Tôi cũng thích những món ăn tinh thần đa dạng không hay ho gì đọc mãi những thứ na ná như nhau, vuốt ve nhau"

    Tác giả Đào Kiên Lương từ Hà Nội viết ngày 16-12-06 (giả giọng của K.Marx): "Lịch sử nước Việt Nam dưới sự cai trị độc tài độc đảng của các chịt là một chế độ áp bức, xấu xa gấp triệu lần các chế độ tư sản châu Au thời ta sống. Các chịt cầm đầu đảng cộng sản Việt Nam cần phải mất 164 năm thụt lùi đưa Việt Nam tiến về quá khứ, mới cô nổi được nền dân chủ tự do tư sản mà Max ta và Engels đã được từ năm 1842, năm ta bắt đầu làm nghề viết báo tư nhân"

    Tác giả Tôn Thất Sách từ Hà Nội viết ngày 12-l--06: "Theo tôi chỉ thị 37 là một gáo nước lạnh tạt vào nền báo chí trong nước. Chỉ thị 37 sẽ tạo cho xã hội những thất thoát không thể lường hết được, nhưng ngược lại nó sẽ làm lợi cho một thiểu số những công chức nhà nước có quyền lực trong tay tha hồ thao túng, vơ vét của cải xã hội, vì từ đây chỉ thị này nó như chiếc đũa thần "khoanh lại vùng cấm" để chế ngự những vụ phanh phủi tham nhũng từ các cơ quan truyền thông trong nước bài ban về chỉ thị 37 cấm báo tư nhân."

    Chủ trương bách hại Giáo Hội Tin Lành tại Việt-Nam


    Theo thiển ý, CSVN đang bách hại dữ dội nhiều Hội Thánh Tin Lành ở nhiều nơi tại VN, có lẽ vì những lý do sau đây:

    l-. Các Hội thánh này đa phần là những giáo phái nhỏ bé và không có hoặc ít có đồng đạo hậu thuẫn ở nước ngoài, nhà cầm quyền CS ít sợ bị quây rầy chất vấn nếu đàn áp họ.

    2- Họ thường là những Hội thánh tại gia, đa phần sinh hoạt trong các gia đình nhà cầm quyền CSVN rất khó kiểm soát.

    3- Các Hội thánh này phát triện chu yếu ở vùng sâu vùng xa nơi các sắc dân Thượng, ngoài tầm nhìn của chính giới hay báo giới ngoại quốc đang làm việc tại VN.

    4- Các Hội thánh này có tinh thần độc lập và tự do rất cao trong sinh hoạt (y như họ đã độc lập và tự đo về tín lý và tổ chức khi xet tù nội bộ Ki tô giáo).

    5- Một số Hội thánh này (Mennonite chăng hạn) có một số thành phần là quốc doanh, sẵn sàng để che chắn cho CS khi CS đánh đập đồng đạo mình. Nói chung, chủ trương bách hại này cũng áp dụng cho các giáo hội khác như Phật giáo Thống nhất, Phật giáo Hòa hảo, Cao đài. Mỗi một Giáo hội này đang bị phân đôi một nửa chính thống một nửa quốc doanh. Ngoài ra họ ít có tổ chức chặt chẽ và sự hậu thuẫn quốc tế rộng rãi như Giáo hội Công giáo. Những đặc điểm này khiến cho nhà cầm quyền dễ dàng mạnh tay với họ hơn. Ngoài ra còn vì một lý do như chúng tôi sẽ nói dưới đây.

    Có phải Giáo hội công giáo đang được nhà nước CS ưu đãi?


    Qua việc xây dựng hay trùng tu nườm nượp các giáo đường, việc tổ chức lễ hội hay sinh hoạt rầm rộ tại các giáo xứ, việc xuất ngoại thương xuyên và dễ dàng của các giáo sĩ, Giáo hội Công giáo xem ra được nhà cầm quyền CS ưu đãi được hưởng nhiều do tôn giáo.

    Muốn biết đó có đúng là ưu đãi thật sự hay không, thiết tưởng cần xét đến bản chất tự do tôn giáo của con người và thực chất chính sách tôn giáo của cộng sản. Tự do tôn giáo thì có nhiều thứ, nhiều mặt. Những việc vừa nêu trên chỉ là những thứ tự do thứ yếu, phụ tùy. Xét như là một thực thể tâm linh siêu việt một tổ chức phi chính trị và là một tác nhân luân lý cho xã hội, các tôn giáo nói chung và Giáo hội Công giáo nói riêng cần có những quyền tự do chủ yếu sau đây :

    1 - Tự do thành lập Giáo hội mà không phải xin phép nhà nước.

    2- Tự do tuyển lựa, đào ạo bổ nhiệm chức sắc của mình,

    3- Tự do truyền bá giáo lý (gồm tín lý và luân lý) của mình cho xã hội qua các phương tiện thông tin đại chúng Và tại các nơi công cộng;

    4- Tự do chăm sóc và giáo dục giới trẻ theo tinh thần của giáo lý mình.

    5- Tự do tổ chưa sinh hoạt và xây dựng cơ sở của mình để tiếp tục phát triển. Nhưng hiện nay, với việc nhà nước vô thần bắt xin phép thành lập Giáo hội và không công nhận quy chế pháp nhân cho các tôn giáo; kiểm soát và gây ảnh hưởng lên chuyện tuyển lựa, đào tạo, bổ nhiệm mọi cấp bậc chức sắc tôn giáo; không cho tôn giáo sở hữu báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình, trang mạng điện tử; chi để tôn giáo được quyền dạy mẫu giáo (trong ý đồ nhờ tôn giáo nhồi nhét vào trẻ nhỏ lòng kính yêu Hồ Chí Minh, tên tội đồ số một của dân tộc bắt xin phép trong mọi cuộc tổ chức và xây dựng; cấm tôn giáo nhận dâng cúng bất động sản (xem Pháp lệnh Tôn giáo và Nghị định hướng dẫn thi hành Pháp lệnh), cho xuất ngoại như một ân huệ với nhiều điều kiện đi kèm (chẳng hạn không được lên tiếng phê phán nhà nước).

    Những điều ấy cho thấy không có tự do tôn giáo đích thực tại VN hiện giờ. Linh mục Lưu Minh Hoàng, trong cuộc phỏng vấn của đài Á châu Tự do ngày 31 - 12-2006 đã phần nào diễn tả cùng ý tưởng:

    -"Các quan chức [nhà nước] thường nhắn nhủ là nếu Giáo Hội xin thì nhà nước cho. Không nên hoạt động chính trị, đấu tranh đòi dân chủ, tự do tôn giáo, hay đề cập tới những hiện tượng còn tồn tại. Do đó, các tôn giáo vẫn ở trong thế phải chấp nhận chứ chưa được hưởng đầy đủ quyền lợi do pháp lý quy định...

    Các quan chức thường dặn là các tôn giáo muốn gì cứ nói ra tuy nhiên nên tránh những điều mà nhà nước không thích nghe, tức là phơi bày những hành động vi phạm nhân quyền, giới hạn dân chủ hay tự do tín ngưỡng, hãy đừng đá động đến những chuyện có liên quan đến chế độ. Vì thế, tôn giáo vẫn chưa ra khỏi cái vòng lẩn quẩn là xin cho, chứ chưa thực sự được sinh hoạt bình thường, có nghĩa là chớ nên đòi hỏi...

    Cuối cùng là làm thế nào đạt được những điều mình muốn bằng cách này hay cách khác, vì muốn được việc thì vẫn phải sống chung với lũ lụt như bao nhiêu người thường xuyên bị thiên tai đổ xuống. Nếu cứ tiếp tục phản đối thẳng thưng thì sẽ chẳng được gì. Hầu như ai cũng có cảm giác đó" .

    Chính sách tôn giáo của CS không bao giờ thay đổi, đó là tiêu diệt tôn giáo, loại trừ tôn giáo ra khỏi xã hội và khỏi lòng người, để CS ung dung mà trường trị nhân dân. Trước đây thì tiêu diệt chủ yêu bằng bắt bớ, giết chết. Nay thì biện pháp sắt máu này thỉnh thoảng còn áp dụng tùy lúc và từy nơi, nhưng chủ yếu là bằng cách làm mất chính bản chất của tôn giáo qua việc biến tôn giáo thành công cụ, nghĩa là khiến tôn giáo mặc nhiên công nhận sự trường trị độc quyền của đang CS; lên tiếng ủng hộ mọi chính sách đường lối của đảng và nhà nước; im lặng trước những sai lầm và tội ác của nhà nước và đảng. Để làm điều này, CS sẽ o bế Giáo hội nào mà CS thấy là mạnh nhất, cho Giáo hội này nhiều đặc quyền (nhưng thật ra là những tự do rất thư yểu), để Giáo hội im tiếng hay tốt hơn nữa là ủng hộ CS (kinh nghiệm tại Liên Xô và các nước Đông âu cựu cộng san).

    Đang lúc ấy CS sẽ đàn áp những giáo hội nhỏ hơn còn lại. Từ đó CS sẽ thu được mối lợi thứ hai là làm cho các tôn giáo ganh tỵ chia rẽ nhau và khiến Giáo hội được o bế mất uy tín hoàn toàn.

    Triển vọng của cao trào đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền, nhân phẩm và tự do tôn giáo trongnăm Đinh Hợi?


    Ký giả Bùi Tín hôm 4-1-2007 có viết bài "Mười hai sự kiện làm phấn chấn các chiến sỹ dân chủ trong và ngoài nước năm 2006" . Đây là một bài tổng hợp khá đầy đủ. Cũng trong ngày này, ông Lê Hồng Hà lại có cuộc trả lời phỏng vấn của đài á châu Tự do quanh chủ đề: "Những biến chuyển của đảng CSVN trong năm 2006". Từ các sự kiện và biển chuyển do hai nhân vật này nêu lên, chủng ta có quyền hy vọng qua năm Đinh Hợi, cao trào đâu tranh cho dân chủ nhân quyền và tự do tôn giáo sẽ tiến thêm nữa vì những lý do sau:

    1 - Trong đảng CS đang có những phân hóa trầm trọng và những tranh chấp gay gắt. Thành phần bảo thủ có lẽ còn mạnh nhờ còn nắm được công an và quân đội và mới đây còn ra những văn bản pháp luật với ý đồ củng cố bạo quyền. Nhưng thành phần phản tỉnh dân chủ thì ngày càng đông đảo. Như toàn dân, họ nhận thấy rằng sự độc tài mà lại là độc tài cộng sản chỉ gây ra những tệ nạn và thảm trạng cho đất nước: mức sống quá thấp, công bằng xã hội ngày càng mất dần, chênh lệch giàu nghèo càng lúc càng lớn tự do báo chí và tự do tôn giáo không có, phát triển khoa học-kỹ thuật đình trệ, giáo dục và y tế sa sút, bảo vệ môi trường bị buông trôi, dân tộc bị chia rẽ tham nhũng lộng hành lãng phí tràn lan. . . Vì thế ý thức đa nguyên dần xâm nhập vào đảng.

    2- Trong quốc hội, công an và quân đội, ngày càng có lăm người cảm thấy mình xưa nay chỉ là công cụ cho đảng CS, thậm chí cho một thiểu sồ quyền lực nhất Nhiều đại biểu, nhiều viên công an còn e sợ sự trả thù trong tương lai của quan chúng vì mình đã làm theo mệnh lệnh cấp trên chứ không làm theo pháp luật. Nhiều tiếng nói đã cất lên mời gọi ba thành phần này hãy trở nên người phục vụ tổ quốc và nhân dân. Chiến dịch tẩy chay bầu cử Quốc hội năm 2007 đang khiến một sổ đại biểu tự vấn về vai trò và ý nghĩa của mình. Những phản kháng quyết liệt và nỗi uất hận tột cùng của dân oan bị đàn áp không thể không đánh động các nhân viên công lục xưa nay vẫn mù quáng chấp hành lệnh cấp trên.

    3- Trong quần chúng nhân dân đã liên tục nổi lên các phong trào đình công, phong trào khiếu kiện vốn dần dần được tổ chức tốt hơn, lôi kéo đông người hơn, gia tăng sáng kiến và can đảm hơn cũng như được sự hỗ trợ rộng rãi hơn từ trong lẫn ngoài nước. Sự hình thành Công đoàn Độc lập, Hiệp hội Đoàn kết công nông, Hội dân oan trong nước, ủy ban bảo vệ người lao động VN cùng nhiều ủy ban tương tự ở ngoài nước đã như là điềm quy tụ và chỗ dựa vào của quần chúng nạn nhân chế độ. Khi những tổ chức này càng lớn và càng đoàn kết với nhau thì sức mạnh quần chúng càng dâng cao và có thể xảy ra tình thế như tái Liên Xô và Đông âu, nơi quần chúng là lực lượng cách mạng cơ bản.

    4- Cũng trong quần chúng, nhưng đặc biệt hơn, là sự nổi lên nhiều tổ chức đấu tranh dân chủ hoặc chính trị như chúng tôi có nhắc tới ở câu số 1. Lần đầu tiên trong lịch sử cai trị của CSVN, nhiều lực lượng quy tụ chẳng những dân thường mà cả sĩ phu trí thức, chức sắc tôn giáo, đảng viên phản tỉnh cùng minh danh ký tên, đưa ra tuyên ngôn, cương lĩnh, chương trình, chiến dịch, phát hành báo chí công khai, tổ chức diễn đàn hội thảo (ít nhất trên mạng), liên kết với cả các tổ chứ, đảng phái ở hải ngoại và của ngoại quốc. Tất cả làm thành một mặt trận dân chủ rộng lớn và ít nhất cũng vang tiếng toàn cầu nếu chưa là được sự ủng hộ của toàn thế giới.

    L.M. Phan Văn Lợi
    2007
  • Gửi ý kiến của bạn
    Tắt
    Telex
    VNI
    Tên của bạn
    Email của bạn