Khi đại sứ du lịch Việt Nam, người đẹp “ngực lớn tự nhiên không chỉnh sửa” Lý Nhã Kỳ thổn thức “tôi như được sinh ra thêm một lần nữa” vào cái hôm vịnh Hạ Long được chính thức công nhận là “Kỳ quan thiên nhiên thế giới mới”, thì cũng là lúc rất nhiều người từng bỏ phiếu cho Hạ Long lại có cảm giác như bị lừa.
Berna Weber, chủ tịch Tổ chức New Seven Wonders (N7W) hôm đó có vẻ đã cáu khi trách các phóng viên “chỉ quan tâm đến vấn đề kinh phí” và khẳng định “Số tiền duy nhất Việt Nam phải nộp là 199 USD. Nhưng…”.
Nhưng không quan tâm không được. Theo báo Pháp luật TP, ngành du lịch Indonesia tiết lộ rằng NOWC đòi chi 10 triệu USD phí cấp phép, cộng thêm 47 triệu USD để tổ chức đêm chung kết, công bố kết quả và bảo đảm công viên rồng Komodo được bình chọn là một trong “bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới mới”. Vì chỉ có ngân sách khoảng 944.000 USD, Indonesia không thể đáp ứng yêu sách trên và công viên rồng Komodo rút khỏi danh sách bầu chọn.
Không quan tâm không được bởi ngay sau chữ “Nhưng” của ông Berna Weber lại là chuyện kinh phí “Nếu các doanh nghiệp muốn sử dụng thương hiệu “kỳ quan thế giới” của Hạ Long để quảng bá cho kinh doanh cá nhân thì lại khác… Và không loại trừ, doanh nghiệp sẽ phải đóng một mức phí nhất định”.
Mức phí này là bao nhiêu thì đến ngay một quan chức của Bộ Văn hoá- Thể thao và du lịch cũng thật thà: Chưa biết. Liệu mức phí này “nhất định” đến mức “lẻ tẻ”, là “chuyện nhỏ” so với cảnh báo của một chuyên gia du lịch quốc tế? “Bernard Weber mượn danh nghĩa “một tổ chức phi lợi nhuận” để kiếm lợi nhuận thông qua những công ty trung gian, từ các nước có cơ quan quản lý du lịch háo danh. Một khi thắng cảnh của nước bạn “lỡ” được trao danh hiệu “kỳ quan thiên nhiên thế giới mới”, chắc chắn NOWC sẽ đòi hàng triệu USD phí bản quyền sử dụng logo của họ. Nhưng có khi vì há miệng mắc quai, tổn thất thật sự sẽ không được nói ra vì lý do sĩ diện”.
Trên Tuổi trẻ, ngay hôm qua, một doanh nghiệp đã tính ngay tới việc “lách quy định” bằng “danh nghĩa quảng bá”. Nhưng vấn đề không phải ở chỗ có “lách” được hay không. Mà ở chỗ tại sao chúng ta phải lách.
Còn nhớ ngay sau khi Hạ Long “lọt danh sách” Quảng Ninh đã ngay lập tức tăng gấp đôi, gấp ba giá vé thăm quan Vịnh Hạ Long, thậm chí, còn “bắt chẹt” du khách bằng quy định nếu khách chỉ tham quan một điểm vẫn phải mua vé đủ cho toàn tuyến. Phó Ban quản lý vịnh Hạ Long Đỗ Đức Thắng thậm chí còn lý luận: “Vịnh Hạ Long là di sản quý giá mà giá vé quá thấp không xứng tầm di sản thế giới. Giá vé thấp thì có người lại nghĩ là phải chăng giá trị vịnh Hạ Long cũng thấp tương xứng. Vịnh Hạ Long không phải là điểm du lịch “cỏ” mà ai muốn đến là đến…” Và vì thế, phải tăng giá vé cho…ngang tầm kỳ quan.
Đã có tới 24.090.000 tin nhắn với số tiền, chưa cụ thể, nhưng cũng đã lên tới hàng tỷ đồng- là đóng góp của nhân dân và các DN để Hạ Long trở thành “kỹ quan thiên nhiên thế giới mới”. Ngân sách nhà nước, cũng là tiền thuế của dân, cũng phải bỏ ra không ít, dù “ít hơn các nước khác” và một phần “lấy từ nguồn xã hội hoá”.
Để xem xét lại vấn đề “xã hội hoá kinh phí” và “sự tự nguyện xuất phát từ niềm tự hào”, không thể không nhắc đến một “mệnh lệnh hành chính” được treo hiên ngang ngay tại Hạ Long vào thời điểm cao trào của cuộc bình chọn “Trong ngày 11-11, trước 17h, cán bộ nhân viên tập đoàn Tuần Châu tối thiểu 100 tin nhắn trở lên để bình chọn Vịnh Hạ Long. Ai không đủ 100 tin nhắn nghỉ việc”.
Nói đi nói lại, nguồn nọ nguồn kia, cũng vẫn chỉ là tiền đầu dân cả thôi.
Nhưng người dân được gì ngoài mức phí đã tăng thậm chí gấp 3 từ 1-12-2011.
Nhưng Hạ Long đã được gì ngoài lời hứa “đang tìm kiếm đối tác có chuyên môn, uy tín trong việc bảo tồn các di sản văn hóa” của Berna Weber, và 2 tấm bia đồng, cũng mới chỉ được hứa- sẽ đặt tại Hạ Long và….Hà Nội để du khác có thể chụp ảnh miễn phí?
Một mệnh lệnh hành chính được treo hiên ngang. Không tự nguyện thì nghỉ việc. Hình như đó mới là kỳ quan.
Đào Tuấn
01-04-2012
Theo Blog Đào Tuấn
Đọc thêm:
http://daotuanddk.wordpress.com/2011/11/08/ch%E1%BB%A7-nghia-dan-t%E1%BB%99c-o-o/
Berna Weber, chủ tịch Tổ chức New Seven Wonders (N7W) hôm đó có vẻ đã cáu khi trách các phóng viên “chỉ quan tâm đến vấn đề kinh phí” và khẳng định “Số tiền duy nhất Việt Nam phải nộp là 199 USD. Nhưng…”.
Nhưng không quan tâm không được. Theo báo Pháp luật TP, ngành du lịch Indonesia tiết lộ rằng NOWC đòi chi 10 triệu USD phí cấp phép, cộng thêm 47 triệu USD để tổ chức đêm chung kết, công bố kết quả và bảo đảm công viên rồng Komodo được bình chọn là một trong “bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới mới”. Vì chỉ có ngân sách khoảng 944.000 USD, Indonesia không thể đáp ứng yêu sách trên và công viên rồng Komodo rút khỏi danh sách bầu chọn.
Không quan tâm không được bởi ngay sau chữ “Nhưng” của ông Berna Weber lại là chuyện kinh phí “Nếu các doanh nghiệp muốn sử dụng thương hiệu “kỳ quan thế giới” của Hạ Long để quảng bá cho kinh doanh cá nhân thì lại khác… Và không loại trừ, doanh nghiệp sẽ phải đóng một mức phí nhất định”.
Mức phí này là bao nhiêu thì đến ngay một quan chức của Bộ Văn hoá- Thể thao và du lịch cũng thật thà: Chưa biết. Liệu mức phí này “nhất định” đến mức “lẻ tẻ”, là “chuyện nhỏ” so với cảnh báo của một chuyên gia du lịch quốc tế? “Bernard Weber mượn danh nghĩa “một tổ chức phi lợi nhuận” để kiếm lợi nhuận thông qua những công ty trung gian, từ các nước có cơ quan quản lý du lịch háo danh. Một khi thắng cảnh của nước bạn “lỡ” được trao danh hiệu “kỳ quan thiên nhiên thế giới mới”, chắc chắn NOWC sẽ đòi hàng triệu USD phí bản quyền sử dụng logo của họ. Nhưng có khi vì há miệng mắc quai, tổn thất thật sự sẽ không được nói ra vì lý do sĩ diện”.
Trên Tuổi trẻ, ngay hôm qua, một doanh nghiệp đã tính ngay tới việc “lách quy định” bằng “danh nghĩa quảng bá”. Nhưng vấn đề không phải ở chỗ có “lách” được hay không. Mà ở chỗ tại sao chúng ta phải lách.
Còn nhớ ngay sau khi Hạ Long “lọt danh sách” Quảng Ninh đã ngay lập tức tăng gấp đôi, gấp ba giá vé thăm quan Vịnh Hạ Long, thậm chí, còn “bắt chẹt” du khách bằng quy định nếu khách chỉ tham quan một điểm vẫn phải mua vé đủ cho toàn tuyến. Phó Ban quản lý vịnh Hạ Long Đỗ Đức Thắng thậm chí còn lý luận: “Vịnh Hạ Long là di sản quý giá mà giá vé quá thấp không xứng tầm di sản thế giới. Giá vé thấp thì có người lại nghĩ là phải chăng giá trị vịnh Hạ Long cũng thấp tương xứng. Vịnh Hạ Long không phải là điểm du lịch “cỏ” mà ai muốn đến là đến…” Và vì thế, phải tăng giá vé cho…ngang tầm kỳ quan.
Đã có tới 24.090.000 tin nhắn với số tiền, chưa cụ thể, nhưng cũng đã lên tới hàng tỷ đồng- là đóng góp của nhân dân và các DN để Hạ Long trở thành “kỹ quan thiên nhiên thế giới mới”. Ngân sách nhà nước, cũng là tiền thuế của dân, cũng phải bỏ ra không ít, dù “ít hơn các nước khác” và một phần “lấy từ nguồn xã hội hoá”.
Để xem xét lại vấn đề “xã hội hoá kinh phí” và “sự tự nguyện xuất phát từ niềm tự hào”, không thể không nhắc đến một “mệnh lệnh hành chính” được treo hiên ngang ngay tại Hạ Long vào thời điểm cao trào của cuộc bình chọn “Trong ngày 11-11, trước 17h, cán bộ nhân viên tập đoàn Tuần Châu tối thiểu 100 tin nhắn trở lên để bình chọn Vịnh Hạ Long. Ai không đủ 100 tin nhắn nghỉ việc”.
Nói đi nói lại, nguồn nọ nguồn kia, cũng vẫn chỉ là tiền đầu dân cả thôi.
Nhưng người dân được gì ngoài mức phí đã tăng thậm chí gấp 3 từ 1-12-2011.
Nhưng Hạ Long đã được gì ngoài lời hứa “đang tìm kiếm đối tác có chuyên môn, uy tín trong việc bảo tồn các di sản văn hóa” của Berna Weber, và 2 tấm bia đồng, cũng mới chỉ được hứa- sẽ đặt tại Hạ Long và….Hà Nội để du khác có thể chụp ảnh miễn phí?
Một mệnh lệnh hành chính được treo hiên ngang. Không tự nguyện thì nghỉ việc. Hình như đó mới là kỳ quan.
Đào Tuấn
01-04-2012
Theo Blog Đào Tuấn
Đọc thêm:
http://daotuanddk.wordpress.com/2011/11/08/ch%E1%BB%A7-nghia-dan-t%E1%BB%99c-o-o/
Gửi ý kiến của bạn