BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73241)
(Xem: 62215)
(Xem: 39399)
(Xem: 31151)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Những ngày sau cùng

15 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 1784)
Những ngày sau cùng
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Từ năm 69, Mỹ đã đặt kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh để chuẩn bị rút quân khỏi Nam Việt Nam. Người bạn đồng minh này còn thay thế Miền Nam chúng tôi, soạn thảo một hiệp định đình chiến mọi rợ chôn sống người bạn đồng hành chống Cộng. T3+ - tức Thiếu Tá Thiệu K17 về giữ chức vụ Tiểu Đoàn phó trong giai đoạn naỳ. Niên trưởng là một người vui vẻ, thích chuyện tiếu lâm, nhưng sâu sắc và thành thật.

Dù quân đôị Mỹ và các lực lượng đồng minh Úc, Đại Hàn, Phi luật Tan, Tân Tây Lan và Thái Lan có rút khỏi chiến trường Việt Nam đi nữa, Quân đội VNCH vẫn bền gan chiến đấu. Ngày 3-8-65, 3500 quân của SD /TQLC Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng, đến khi rút đi, đã để lại những thành tích gì trên Quê hương tôỉ. Ở QKII- Pleiku- Sư đoàn IV (4th Division) rút khỏi căn cứ Hàm Rồng. Các đơn vị yểm trợ như Camp Holloway, Camp Smitt, MACV cùng với lực lượng phòng thủ phi trường Cù Hanh cũng tháo chạy, bỏ lại Tây Nguyên đơn độc đầy thương tích giữa vùng ba biên giới đang sôi sục những cuộc chuyển quân và vũ khí ngày đêm của Cộng sản. Phi trường chuyển tiếp B52 ở Phù Cát, Bình Định ngưng hoạt động. SĐ Mãnh Hổ của Đại Hàn rút khỏi Phú Yên, đèo Cả. Các đơn vị Úc, Phi, Tân Tây Lan, Thái Lan cũng cuốn gói ra đi, để lại cho Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa một gánh nặng đơn độc chiến đấu với kẻ thù không cân bằng lực lượng cả về quân số lẫn vũ khí. Nếu như không có cái chiến lược quỉ quái bỏ đầu ôm đít của T3, nếu như viện trợ của người bạn đồng minh Mỹ kia cũng giống như viện trợ của Nga, Tàu cho Cộng sản Bắc Việt, thì Miền Nam đâu có chết tức tưởi như vậỵ

Tiểu đoàn chúng tôi đang hành quân vùng Linh Xuân Nhà Bè thì có lệnh đưa quân xuống miệt Bình Chánh. Có một chút lưu luyến để lại bên kia cầu Tân thuận. Đó là rượu nếp và tấm lòng của người dân. Tuy không xa kinh kỳ bao nhiêu, nhưng điều tốt cũng như cái xấu của Sàigòn chưa thấm nhuần vào đời sống nông thôn hiền hòa nàỵ Dân chúng sống đơn giản với những nhu cầu bình thường và đáng tin cậỵ Rượu nếp ở đây rất thơm ngon. Tinh thần rất tỉnh táo, sảng khoái khi tỉnh dậy sau cơn say. Ngày di quân, dân chúng ra đứng hai bên đường vẫy tay đưa tiễn.. Có cô nào thấy mắt mình cay cay không? Đưa tay lên đi, có người tình nguyện lau nước mắt cho... Và tôi, tôi có để quên lại thứ gì không mà sao trong lòng tôi cũng thấy thiêu thiếu cái gì đó.

Thơì gian hành quân vùng Bình Chánh cũng không được bao lâu, thì Tiểu đoàn trở lại chợ Bà Hom. BCH Tiểu đoàn đóng quân trong đồn Thái văn Minh- một cái đồn nhỏ nằm sát trục lộ Đại Hàn về phía Đông. Đại đội tôi chịu trách nhiệm mặt Bắc của Tiểu đoàn. Tôi mượn một căn chái của nhà anh Nhân ở bìa làng để BCH TĐ tạm đóng.

Tháng Tư năm nay có vẻ nóng hơn mọi năm. Trời lại quằn quại chuyển cơn mưa đầu mùa. Cả ngày lẫn đêm ngột ngạt, bức rức, khó chịu giống như thiếu không khí vì khoảng không gian bị thu hẹp lại. Ở Quân Khu III, Tỉnh Phước Long hoàn toàn thất thủ vào ngày 6 tháng giêng. Quân Khu I, Tướng Trưởng đã ra lệnh bỏ Đà nẵng ngày 27 tháng 3. Quân, dân và bạn bè tôi đã đổ máu rất nhiều trên mảnh đất khô cằn ấy.. Thế mà Ngài đã cắt bỏ nó như cắt bỏ một cái mụt nhọt ung mủ theo phương thức điều trị "Đâù bé đít to". Hõi các bạn trong SĐ/ TQLC, các bạn Vương, Truờng, Loan, Nhị, Thanh, Bằng trong SĐ Dù, các bạn có dược Diêm Vương truy tặng Vì Nước Hy Sinh Bội Tinh hay không?

Ngày 10 tháng 3 mất Ban Mê Thuột. Bạn be tôi Bùi L., Phạm minh S. đã chết. Còn ai nữa, những anh hùng của K.26 ở SĐ22, SĐ23 đã nằm xuống trong những trận đánh mà sau này có nhiều ký giả, phóng viên lúc bấy giờ cho rằng đó là những trận điều quân tồi tệ nhất của các cấp chỉ huy tối cao.

Ôi tháng Tư trời nóng như đổ lửa xuống thời gian. Những cơn sấm sét giận dữ, mây đen trái mùa như đang vật vã đánh đấm với hàng trăm ngàn oan hồn uổng tử đang cố biến thành quỉ dữ để đòi nợ máu. Tin Trường Mẹ di tản từ những tháng trước đã làm cho tôi xúc động vô cùng. Ngọc M., gia đình em thế nào rồi? Còn ai đâu để chiều chiều ra ngắm hồ Bâng Khuâng mà nhớ tới ai. Cái hồ Bâng Khuâng của Hoa Anh Đào, của Lê chí Ph. của "mây" và của "mưa". Ôi biết bao nhiêu là kỷ niệm của một thời sinh viên yêu dấu.

Trung Đoàn SVSQ khi về tới Long Thành thì đã vôi vàng làm lễ mãn khóa cho K28. Các chú chưa tới ngày sinh đẻ mà người ta vội vàng lôi các chú ra chiến trường để các chú chết non như đã sinh thiếu tháng. Các Ngài dư biết là cuộc chiến đã không còn gì cứu vãn được, sao laị nỡ đưa họ vào chỗ chết cho uổng thêm xương máu. Hai Tân Thiếu Úy K28 về trình diện TĐ là Anh và Lộc (Tôi nhớ hình như 2 chú cùngg ở ĐC). Theo sự phân phối, tôi nhận Anh về Đ. (Chú Lộc, hồi đó chú có buồn tôi không? Tôi biết làm sao hơn khi tôi chỉ dược bổ sung có một người.)

Thật là một hạnh phúc bất ngờ khi chiều nay em đến thăm tôi. Em đến làm cho căn phòng hành quân bừa bãi của tôi sáng rực lên và không khí trở nên mát mẻ lạ thường. Nhưng làm sao em biết mà đến đây được? Con tim, tình yêu, ôi chao sao mà dễ thương quá đỗi! Tôi choáng ngợp trong tình yêu của em và thoáng một sác na thôi( nhanh bằng 1 phần triêu cái nháy mắt) tôi đã quên hết mọi điều. Em kể tôi nghe là chị em đả hỏi thăm một anh Biệt Động của TĐ đến thăm ai đó ở chợ Vĩnh Lộc. Tôi nhìn sững em. Tôi soi tôi trong mắt em. Tôi thấy tôi hân hoan trong bộ mặt quỉ sứ, khốn nạn đáng nguyền rủa. Nỗi nhớ đã hành hạ tâm hồn ngây thơ của em. Bạch Ng. ơi Bạch Ng, cai tên đã mang sẵn cho em đôi cánh để em bay đi tìm ai trong cuộc đời này? Còn tôi, tôi chỉ là một tảng mây, không có cái gì là thực thể- kể cả cái sinh mạng này. Em kể cho tôi nghe những chuyện lẩm cẩm quên đầu quên đuôi của cô gái mới lớn say tình yêu. Chuyện thơ thẩn quên bài quên vở ở trường. Chuyện mẹ mắng em dạo này hay lơ đễnh, bán hàng quên thu tiền. Em cứ nói, nước mắt em cứ tuôn. Tôi làm sao đây? Mồm mép, chữ nghĩa của tôi đi đâu hết cả rồi? Tôi cứ ngồi đực mặt ra đó mà nghe em nói, nhìn em khóc. Một lúc, như đã trút hết nỗi niềm, em dịu lại, mỉm cười trên hai hàng nước mắt, lắc lắc tay tôi nói :

- Em nhớ Anh. Bắt đền anh đó.

Đền anh? Tôi có gì xứng đáng để đền bù cho tình yêu của em. Một cái hôn thật dài, một vòng tay thật âu yếm, một cái nhìn thật đắm say? Phải tôi chỉ có bấy nhiêu thứ ấy mà thôi. Những câu chuyện đầu voi đuôi chuột, không đầu không đuôi do tôi thêu dệt, chuyện xoài ngọt Bình Chánh, chuyện rượu ngon Nhà bè làm tôi say bất tỉnh nhân sự, đã làm cho em cười tươi quên đi phiền muộn. Trời xẩm tối, chị em đến đón em về. Tôi tiễn em và cũng tiễn luôn cả linh hồn tôi đi theo em.

Ngày 16-3-75 bắt đầu cuộc triệt thoái cuả Quân Đoàn II, rời bỏ Pleiku theo liên tỉnh lộ 7B nối liền Pleiku -Phú Yên đã hoang phế từ lâụ Mặc dù âm thầm rút, bỏ lại các lực lượng địa phương và dân chúng, nhưng khi Quân đoàn ra đi, các lực lượng địa phuơng và đồng bào nối đuôi theo kéo dài cả mấy chục cây số. Họ vứt hết tài sản, liều lĩnh sinh mạng để lánh xa loài quỉ dữ. Vùng II bị bỏ rơi kéo theo một trận mưa máu gió tanh khủng khiếp. Sau này có người nói với tôi rằng có thua thì cũng ở lại thua cho vinh dự. Trốn đi làm chi cho dân chúng hoang mang chạy theo để bị chết banh thây vô số. Thây phơi đầy trên chặng đường Pleiku - Phú Bổn. Ôi đèo Tuna ngút trời hôi tanh máu thịt. Máu của đàn bà con nít, máu của người già, máu của tuổi thanh xuân. Máu của lính, máu của dân. Hỡi loài quỉ đói, ngàn năm một thuở, có thịt có máu đây hãy ăn uống cho no say. Ngài đã đem mảnh quê hương đổ nát này làm bàn cờ, lấy dân làm vốn, lấy lính làm bài, đánh một ván thấu cáy để mặc cả với người bạn đồng minh mà Ngài đã biết là họ không có lòng trắc ẩn. Ngày 21-9-1973 lưỡng viện Hoa Kỳ thông qua luật cấm các hoạt đông quân sự của HK ở Đông Nam Á. Ngày 12-10-73 luật hạn chế quyền Tổng thống HK đem quân ra nước ngoài cũng được lưỡng viện HK phê chuẩn. Ngài đã biết họ xếp hồ sơ chiến tranh Việt Nam lại rồi, còn gì nữa mà đem xương máu của đồng bào mình ra ỏng ẹo. Ngài không thể không tiên liệu được những chuyện gì sẽ xảy ra khi triệt thoái một quân đoàn. Ai biết được nội dung Hiệp định Paris nói gì nên có tin đồn là chính phủ Việt Nam Cộng Hoà sẽ cắt đất từ vĩ tuyến 15 giao cho Bắc Việt. Vì vậy mà quân đi đâu, dân chúng bỏ hết tài sản đi theo đó. Co phải những trận rút quân đẫm máu Huế, Đà Nẵng, Ban Mê Thuột, Pleiku-Kontum, Phước Long Bình Long đều do một tay ngài làm nên? Hitler có giết người tập thể, cũng chỉ giết dân Do Thái, còn Ngài thì giết tập thể dân tộc của mình! Cuộc cờ chưa tàn thì Ngài bỏ trốn. Nước miếng của Ngài văng tứ tung Ngài nói "DùTổng thống Th. có ra đi thì quốc dân đồng bào vẫn còn một chiến sĩ Nguyễn văn Th." chưa khô, thì Ngài đã biến đi đâu rồi. Ngài để lại cho ai thu vén tàn cuộc? Để Dương văn M. đón tên Đại Tá VC nhập thành hay để cho người dân khốn khổ của Miền Nam ngậm đắng nuốt cay lượm lặt đắp vá lại Quê hương? Các Ngài đã làm gì để đến nỗi đánh mất cái Chính Nghĩa của cuộc chiến tranh tự vệ? Thực là nực cười khi thế giới bỏ rơi cuộc chiến tranh tự vệ, lại ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lược! Nếu không có nửa triệu lính Mỹ ở Nam Việt Nam thì Bắc Việt làm sao phát động được phong trào xâm lược với chiêu bài đánh Mỹ cưú nước? Có phải cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã bị giết vì không muốn để chiêu bài này xảy ra? Cái tên đầu bự dũng mãnh giàu có kia cùng với các quan lớn của VNCH đã bị sập bẩy của giặc Cộng. Khói lửa chiến tranh đã tàn rồi mà người dân của Miền Nam vẫn tiếp tục chết. Chết vì đói, chết vì mìn, chết vì thù hận cá nhân, chết ở trong tù, chết trên rừng, chết dưới biển để đi tìm Tự do. Hỏi trời cao dân tộc tôi trên 4000 năm lập quốc đã làm nên tội gì để phải bị sống mãi trong chiến tranh tàn bạo?

Ngày 22-4 Tiểu Đoàn Trưởng gọi máy cho tôi nói NT muốn nói chuyện với Đại đội. Tôi gọi các Trung đội về tập họp nghiêm chỉnh rồi trình diện Đ cho Anh. Tôi còn nhớ Anh đã nói trước hàng quân "Tôi sẽ cùng các anh em chiến đấu. Không phải chiến đấu cho ai hết mà cho Quê hương, cho đồng bào. Tôi sẽ tăng cường cho các anh em đạn dược cấp số 2. Các anh em hãy yên lòng. Các anh em ở đâu thì tôi cũng ở đó". Khi Đ tan hàng, tôi theo Anh lại chỗ xe Jeep đang đậu. Anh lấy ra bản đồ hành quân và chỉ cho tôi một điểm được Anh khoanh tròn bằng bút mỡ màu đỏ. Đó là trường đua Phú Thọ.Tôi không hiểu -vì tôi không biết- vì tôi không ngờ Anh nói "Khi có biến cố, hoặc có rút lui thì chú hãy đem quân về đây." Anh xếp bản đồ lại rồi thở dài - "Tau có thư của gia đình bố đỡ đầu người Mỹ cho hay là Miền Nam Việt Nam sẽ mất trong nay mai. Họ khuyên tau nên tìm cách rời Việt Nam càng sớm càng tốt và giới thiệu cho tau một ngừơi có thẩm quyền cấp giấy thông hành đi Mỹ. Tau không đi." Tôi hỏi Anh "Niên Trưởng nghĩ sao?". Anh cười buồn - "Tau không biết, nhưng không có cách nào tốt hơn là ở lại".

Sáng nay em lại đến thăm tôi. Không như thường lệ- em hay để tóc phủ trên vai - hôm nay em vén tóc dấu trong chiếc mũ đội trên đầu. Lấy làm lạ nên khi vào trong nhà tôi lấy mũ em xuống. Em hơi có phản ứng nhưng rồi để yên. Tóc tóc em bung ra, lọn ngắn, lọn dài nham nhở. Ai đã cắt tóc em tàn nhẫn như thế này? Mặt em đỏ lên rồi nước mắt trào ra. Em bật khóc ngon lành: "Ba em đó. Chị em bị ba hạch hỏi, hăm dọa nên đã khai ra hết. Ba cấm không cho em gặp anh." Tôi tức cành hông. Cái lão già nhẫn tâm xởn tóc em tôi như thế nàỵ Tôi đã làm gì mích lòng ai? Chẳng lẻ lính Biệt Động là đồ ma quỷ, gian ác, bá đạa làm cho ông lo sợ đến nỗi đối xử với con gái như vậy sao? Tôi cứ vuốt tóc em, rồi lại vuốt tóc em. Mái tóc dài như mây ngày nào, giờ còn lại không tới ngang vai lởm chơm khúc dài khúc ngắn. Buổii sáng định mệnh kia xảy ra làm chi để em chới với trong tình yêu khi tuổi ngây thơ của em chưa đi qua. Tôi đã làm gì nên tội để em chịu tội thế? Em có nợ nần gì với tôi từ muôn kiếp trước? Bạch Ng., cho dù đến khi em trăm tuổi già, em làm sao quên được tóc của em đã một lần bị bố cắt nham nhở trong thời con gái. Tôi không quên thìl àm sao em quên cho được. Một vết thương êm ái sẽ để lại một vết sẹo vĩnh viễn trong tâm hồn em. Ba chục năm rồi tôi chưa quên thì dù có mấy lần cái 30 đi nữa, nó vẫn cứ như mới xảy ra ngày hôm qua đây thôi. (VT3 cuả tôi ơi, nếu bà có đọc những dòng này thì đừng có nổi máu. Ai laị đi ghen với cái quá khứ khi hồi đó tôi với bà cũng chỉ mới quen nhau thôi. Chắc bà cũng không giận tôi trong kho tàng đã cất giữ lẫn lộn những thứ không phải là của bà. Tôi biết làm sao hơn với cái bộ nhớ quỉ quái này. Cũng may là nó không có liên quan gì đến trái tim. Bà biết mà, để đó vậy thôi chứ nó không hại ai hết. Dù sao đi nữa thì tôi cũng có lời nhận lỗi tội đã cất giữ bậy bạ. Mong bà thông cảm và lượng thứ.)

Hôm nay trời chuyển mưa. Mây đen ngày 26-4 vần vũ, sấm chớp dữ dội như xé bầ trời cho cơn mưa đầu mùa đổ xuống. Truyền tin Đ3 cho hay la Tr/U Th. đã trốn đi dâu mất biệt. "Ông thâỳ ơi, Tr/U của tụi em đi đâu mấy ngày rồi chưa về. Ông thầy xuống coi tụi em đi". Tiếng của anh truyền tin nghe thật là buồn. Tôi đã có một thời gian coi Đ3 khi TR/U Th đi phép. Lênh cấm quân và quyền đơn vị tùy nghi xử lý nếu binh sĩ hoặc SQ vi phạm không tuân lẹnh cấp trên đã được BTTM ban hành. Vậy thì Tr/u Th. đi đâu lúc này chứ, trừ phi là đào ngũ. Tôi an ủi họ và nói là SQ/ ĐP sẽ tạm coi Đ chờ Tr/U Th. về. Tôi gọi lên hỏi Tiểu Đoàn nhưng không gặp NT. Buổi chiều vào khoảng 2 giờ thì trời mưa. Mưa lớn và lâu đến nỗi ngày hôm sau đi hành quân băng qua con suối khô này có nước chảy róc rách. Mấy ngày trước Th/U Anh xin về Saigòn để thăm hỏi tin tức gia đình nhưng không cho anh đi được vì tình hình đã trở nên nghiêm trọng. Tôi ra lênh cho các Trung đội phải đào hố cá nhân đúng tiêu chuẩn. Và tôi cũng đào cho tôi. Khuya 28-4 Đ tôi bị pháo. Th/U Anh bị thương. Chúng tôi ngồi trong hố sẵn sàng đợi cuộc tấn công của VC.

Sáng hôm sau Đaị Đội tôi có lệnh giải tỏa khu làng bị VC chiếm đêm hôm qua. Mới sáng sớm, dân chúng đã di tản ra khỏi làng tiến về phía nghĩa địa giữa đồng. Chúng tôi tiến từng bước. Khi clear đuợc một nữa, qua khỏi con lộ đất khá lớn cắt ngang làng ra làm đôi thì khựng lại vì khu vực này có rất nhiều mương lạch. VC ẩn mình trong những cái hố đào ở dưới nước bên cạnh những gốc dừa, nhô đầu lên bắn chúng tôi rất dữ. Trung đội 1 của Ch/U Ng. báo cáo đã có một binh sĩ tử thương và một bị thương. Chúng tôi lấn từng thước đất rất chậm. Khoảng xế trưa thì Tiểu đoàn của Th/Tá Nam rút ngang qua và yểm trợ cho tôi một đại đôi. Hai mũi chúng tôi cùng tấn công nhổ được vài chốt. Khi trời gần tối thì Đ của Th/Tá Nam rút đi. Đ tôi lập tuyến phòng thủ tại chỗ để qua đêm. Ban đêm VC nã cối và bắn cầm chừng. Dân chúng cũng ngủ ngoài nghĩa địa qua đêm. Sáng 30-4, tôi được lênh tiếp tục giải tỏa phần còn lại của ngôi làng. Chiếc trực thăng yểm trợ nhả rocket trên đầu chúng tôi đã trúng đạn nổ tung. Anh pilot nào trên đó? Xin cám ơn Anh và cúi chào Anh vĩnh biệt. Đến trưa thì có lệnh rút về hướng Phú Lâm.

Việt Cộng đã dọn sẵn cho chúng tôi bữa tiệc thịt người và máu khi đơn vị chúng tôi vừa tràn qua bên kia con lộ nhựa Đại Hàn. Pháo tập cho một tọa độ dọn sẵn của VC đã làm gỏi chúng tôi. Trận địa pháo thật kinh hồn. Cả TĐ cùng với BCH /LĐ tháo chạy tán lọan. Thây người cứ ngã xuống, ngã xuống cùng với những tiếng nổ chùm chát chúa rung chuyển cả đất trời. Có nhiều binh sĩ ngã xuống rồi lại đứng lên chạy tiếp như cố mong tìm đường thoát thân. Tiếng hét cứ vang lên từng chặp từng chặp-làm bước chân tôi chùng lại, mắt tôi cay cay. Tiến được một đoạn nữa thì tôi thấy Th/T Th. nằm đó mình bê bết máu. Tôi phóng nhanh đến bên Anh. Anh còn sống và nhận ra tôi. Tôi định cõng Anh chạy tìm chỗ an toàn hơn nhưng Anh ra dấu không cho. Câu cuôí cùng Anh nói với tôi "Tao không nỡ bỏ vợ con tao ở lại rồi thiếp đi." Xin lỗi Niên Trưởng, tôi không làm gì hơn cho Niên trưởng được.

Pháo địch vẫn tiếp tục cày trên ruộng đất khô, nhưng mức độ thưa hơn. Tôi băng mình về phía trước thì gặp NT /TDT cùng với Th/U Anh K28, anh L. truyền tin của TĐ ( tôI không nhớ cấp bậc của anh), TH/Tá L. SQ ban 3 của LĐ, Tr. cận vệ của NT và một anh lính đang trú thân ở một góc ruộng. NT S. cũng bị thương nặng ở gò má trái. Máu vẫn còn tuôn ra thấm ướt cả băng cá nhân. Tôi vừa băng lại cái khác cho Anh vừa nói - NT, mình đợi tối rôì tìm cách về Sàigòn. NT trả lời gịong giận giữ - "Dương văn Minh đã ra lệnh đầu hàng rồi, còn chỗ nào nữa mà về". Quá ư là bất ngờ, tôi không tin. Tôi cứ tưởng là NT nói chơi. Nhưng ai lại đi nói chơi trong lúc này!



Chúng tôi bị bắt và bị nhốt trong một căn nhà của người dân ở ấp Tân Tạo I. Riêng NT S. thì mấy ngày sau tôi mới có dịp hỏi thăm anh chủ nhà, anh cho hay VC đã đưa anh đi đâu không ai biết. Tôi câù mong cho anh được bình yên. Năm ngày sau thì tên chính ủy gì đó đến nói chuyện với chúng tôi về chính sách và các lực lượng đã tập kíck LĐ8. Thì ra họ đã sử dụng tới 3SĐ với một Trung đoàn pháo để triệt hạ chúng tôi. Đến trưa thì hắn ký giấy phóng thích thả chúng tôi ra.

Thay cho lời cuối:

Tuổi thanh xuân, ta đánh mất trong tù.
Chút kiến thức -xứ người- đành lơ láo..
Ơn Cha Mẹ, xin kiếp sau đền báo.
Nợ núi sông đang trả: kiếp lưu đày.


Viết để kỷ niệm 30 Y/K26.

Thời gian trôi qua đã hơn 1/4 thế kỷ nên có thể tôi nhớ không đúng hết câu nói của Niên trưởng. Có điều gì thiếu sót xin NT lượng thứ cho.

Hoa Anh Đào
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn